Tuvandoanhnghiep.com.vn - Thay đổi giấy phép kinh doanh

Quy định về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Bộ luật lao động năm 2019 quy định về tổ chức đại diện người lao động tại Chương XIII – Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (từ Điều 170 đến Điều 178).

Bộ luật lao động năm 2019 chỉ quy định 3 vấn đền chính như sau:

(1) Quyền thành lập, gia nhập tổ chức đại diện

(2) Điều kiện đối với ban lãnh đạo và người đứng đầu tổ chức

(3) Điều kiện về tôn chỉ, mục đích hoạt động của tổ chức đại diện người lao động.

Quyền tự do hiệp hội của người lao động là được coi là một trong những quyền cơ bản trong phạm trù quyền con người, có giá trị lịch sử lâu đời trong pháp luật quốc tế cụ thể ở nhiều văn bản Luật như Hiến pháp 1919 của Tổ chức lao động quốc tế, Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người  năm 1948, Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966.

Ở cấp độ khu vực, quyền tự do lập hội của người lao động còn được ghi nhận trong nhiều công ước về bảo vệ các quyền con người và tự do cơ bản như Công ước Châu Âu về Nhân quyền, Công ước Châu Mỹ về Nhân quyền, Hiến Chương Châu Phi về con người và quyền con người, Công ước về quyền con người và tự do cơ bản của Cộng đồng các quốc gia độc lập và Hiến chương Ả Rập về Nhân quyền.

Tuy nhiên, quyền tự do lập hội nói chung, quyền lập và gia nhập công đoàn nói riêng không phải là những quyền tuyệt đối mà có thể bị giới hạn bởi luật của quốc gia. Khoản 1 Điều 189 Bộ luật lao động năm 2012 quy định, người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. Khoản 3 Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện vai trò đại diện cho tập thể lao động.

Tuy nhiên, Điều 17 Luật Công đoàn và Nghị định số 43/2012/NĐ-CP  quy định chi tiết Điều 10 Luật công đoàn lại quy định rằng công đoàn cấp trên chỉ đại diện cho người lao động ở những nơi chưa có công đoàn khi được người đại diện cho người lao động ở những nơi chưa có công đoàn khi được người lao động ở đó yêu cầu.

Như vậy, Bộ luật lao động năm 2012 và Luật công đoàn năm 2012 đều thừa nhận vai trò “duy nhất” đại diện cho người lao động là công đoàn Việt Nam. Mặc dù Tổ chức người lao động quốc tế không có quy định về số lượng công đoàn phải thành lập tối thiểu tại một quốc gia hay ở doanh nghiệp nhưng nếu luật pháp có những quy định vị trí duy nhất của một tổ chức công đoàn đã tồn tại thì quy định đó là không phù hợp với Công ước số 87.

Tiếp thu tinh thần của Công ước số 87 của Tổ chức lao động quốc tế, Điều 170 Bộ luật lao động năm 2019 quy định người lao động có quyền lựa chọn thành lập, ra nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn hoặc người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Các tổ chức đại diện cho người lao động đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.

Như vậy, Bộ luật lao động năm 2019 đã phá bỏ vai trò “duy nhất” của công đoàn Việt Nam trong việc đại diện người lao động và mở rộng cơ hội cho người lao động trong việc lựa chọn tổ chức đại diện người lao động.

  • Trường hợp người lao động lựa chọn công đoàn cơ sở là tổ chức đại diện người lao động phải tuân thủ điều kiện thành lập, gia nhập công đoàn

Theo quyết định số 174/QĐ-TLĐ về việc ban hành Điều lệ công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ngày 03/02/2020, đối tượng tham gia công đoàn Việt Nam bao gồm: Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được ra nhập công đoàn Việt Nam.

Ngoài ra, Điều lệ công đoàn khóa XII khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, người lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức công đoàn Việt Nam. Đối tượng người lao động nước ngoài là đối tượng được bổ sung nhằm thu hút thành viên và đảm bảo quyền tự do liên kết của họ theo đúng tinh thần của công ước số 87. Như vậy, người lao động làm việc hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đều có quyền tham gia tổ cức đại diện thuộc hệ thống Tổng liên qoàn Lao động Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Văn bản số 238/HĐ- TLĐ ngày 04/3/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, những người không kết nạp vào tổ chức công đoàn bao gồm: Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp, người được ủy quyền quản lý doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong doanah nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

  • Trường hợp người lao động lựa chọn tham gia tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 2 Luật doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Người lao động làm việc ở doanh nghiệp có thêm quyền lựa chọn tổ chức đại diện của mình không thuộc tổ chức công đoàn trong hệ thống Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Nói cách khác, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có nhiều quyền lựa chọn thành lập tổ chức đại diện người lao động làm việc ngoài doanh nghiệp.

Khi tham chiếu đến quy định của Công ước số 87 và Công ước số 98, việc ghi nhận quyền tự do gia nhập, thành lập tổ chức đại diện người lao động theo pháp luật Việt Nam còn chưa đầy đủ về đối tượng tham gia. Người lao động không làm việc ở các doanh nghiệp chỉ có một lựa chọn gia nhập tổ chức công đoàn thuộc hệ thống Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cũng theo Điều 2 Công ước số 87, người lao động có quyền thành lập, gia nhập hay không thành lập, không gia nhập tổ chức đại diện cho người lao động. Người lao động còn có quyền tự do trong việc quyết định tổ chức của mình có gia nhập, liên kết với tổ chức khác hay không. Điều này đồng nghĩa với việc một tổ chức đại diện cho người lao động đã được thành lập không thể là rào cản cho việc ra đời một tổ chức đại diện cho người lao động khác.

Tuy vậy, người lao động dù làm việc ở bất kỳ đơn vị sử dụng lao động nào thì việc ra nhập, tham gia tổ chức đại diện luôn là sự tự nguyện và pháp luật Việt Nam ghi nhân, đảm bảo thực thi quyền này của người lao động./.

096 567 9698