Tuvandoanhnghiep.com.vn - Thay đổi giấy phép kinh doanh

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

  1. Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện trong nước

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2020 và Khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp gồm:

  • Thông báo thành lập văn phòng đại diện.
  • Bản sao nghị quyết, quyết định thành lập văn phòng đại diện.
  • Bản sao biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu văn phòng đại diện (Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu văn phòng đại diện).
  1. Trình tự thủ tục thành lập văn phòng đại diên

Trình tự thủ tục thành lập văn phòng đại diện được quy định tại Khoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2020 và Khoản 3 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

  1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

  1. Nhận kết quả giấy chứng nhận văn phòng đại diện nếu hồ sơ đã hợp lệ
  1. Hoạt động của văn phòng đại diện

Căn cứ Khoản 2 Điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2020:

  • Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
  • Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, có thể hiểu rằng văn phòng đại diện không được trực tiếp kinh doanh, không được ký hết các hợp đồng kinh tế với đối tác trừ khi có ủy quyền từ trụ sở chính. Doanh nghiệp quản lý các hoạt động của văn phòng đại diện nên mọi hoạt động của văn phòng đại diện về khai thuế, xuất hóa đơn sẽ do trụ sở chính của doanh nghiệp quản lý.

Khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2020: Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính. Pháp luật không giới hạn việc thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp. /.

5/5 - (1 vote)

096 567 9698