Thanh tra lao động là một trong những nội dung quan trọng được thừa nhận bởi Tổ chức lao động quốc tế (ILO), cũng như tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, mỗi quốc gia lại có những quan niệm riêng, góc nhìn riêng về thanh tra lao động.
- Thanh tra lao động
Nhiệm vụ của thanh tra lao động không chỉ là đảm bảo việc tuân thủ pháp luật (ngoài việc sử dụng hình thức xử phạt) mà thanh tra lao động còn là tư vấn viên, có nhiệm vụ hỗ trợ đối tượng thanh tra trong việc tuân thủ pháp luật, thúc đẩy việc hoàn thiện pháp luật và thực hiện các quy định của pháp luật.
Điều 215 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định thanh tra chuyên ngành về lao động.
Điều 215. Thanh tra chuyên ngành về lao động
1. Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành về lao động thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra.
2. Việc thanh tra an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Có thể thấy, việc dẫn chiếu đến Luật Thanh tra hay Luật An toàn, vệ sinh lao động đã thể hiện kỹ thuật tránh trùng lặp, tránh được sự chồng chéo trong hoạt động lập pháp. Về cơ bản, lĩnh vực như lao động, an toàn, vệ sinh lao động đều có một ngành luật riêng điều chỉnh về phạm vi thanh tra.
Pháp luật quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra lao động. Cụ thể, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động bao gồm:
- Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ);
- Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là Thanh tra Sở).
Ngoài ra, một số cơ quan khác được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Cục Quản lý lao động ngoài nước; Cục An toàn lao động. Đồng thời, pháp luật đã quy định tương đối cụ thể và chi tiết về từng nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động. Điều này vừa có ý nghĩa rành mạch trong việc phân định | thẩm quyền của từng cơ quan, vừa có ý nghĩa hạn chế tình trạng lạm quyền trong công tác thanh tra lao động.
Quy định trong pháp luật và thực tiễn cho thấy, hệ thống thanh tra lao động ở Việt Nam được tổ chức theo mô hình thanh tra hai cáp theo địa giới hành chính:
- Trung ương có thanh tra lao động cấp Bộ;
- Địa phương có thanh tra lao động cấp Sở.
Quan hệ giữa thanh tra Bộ và thanh tra Sở là quan hệ về chuyên môn, nghiệp vụ. Thanh tra Bộ có nhiệm vụ hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra Sở; tổng hợp kết quả hoạt động thanh tra theo định kỳ và có những đề xuất với Cơ quan quản lý nhà nước để chỉ đạo hoạt động của thanh tra lao động hiệu quả. Đồng thời, thanh tra Sở còn chịu sự quản lý nhà nước của thanh tra cấp tỉnh.
Đối chiếu với Công ước số 81, với yêu cầu mỗi nước thành viên của ILO đã tham gia Công ước phải duy trì một hệ thống thanh tra lao động trong các cơ sở công nghiệp và cơ sở thương mại. Công ước số 81 chia đối tượng thanh tra thành 2 nhóm: các cơ sở công nghiệp và các cơ sở thương mại.
Tương ứng với hai nhóm đối tượng thanh tra nói trên là hai hệ thống thanh tra lao động chuyên nghiệp: hệ thống thanh tra lao động trong các cơ sở Công nghiệp và hệ thống thanh tra lao động trong các cơ sở thương mại. Nguyên nhân cho sự phân chia này là do hai nhóm đối tượng này có những đặc điểm khác nhau nên đòi hỏi phải có thanh tra lao động chuyên sâu.
Trong khi đó, BLLĐ năm 2019 chia thanh tra lao động gồm hai lĩnh vực thanh tra: thanh tra về lao động và thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động. Sự phân chia này xuất phát bởi mô hình quản lý nhà nước của Việt Nam là mô hình tổng hợp, một Bộ quản lý nhiều lĩnh vực, và thanh tra lao động chỉ là một phần trong đó.
- Quyền của thanh tra lao động
Điều 216 BLLĐ quy định về quyền của thanh tra lao động.
Điều 216. Quyền của thanh tra lao động
Thanh tra lao động có quyền thanh tra, điều tra nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được giao theo quyết định thanh tra.
Khi thanh tra đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc thì không cần báo trước.
Thanh tra lao động có quyền thanh tra, điều tra nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được giao theo quyết định thanh tra. Theo quy định này, thanh tra lao động có quyền thanh tra, điều tra nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được giao theo quyết định thanh tra. Khi thanh tra đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi việc thì không cần báo trước.
Dựa trên quyết định thanh tra này, Đoàn thanh tra hoạt tra viên độc lập tiến hành việc thanh tra việc thực hiện pháp luật lao đông, an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức. Qua trình thanh tra của các thanh tra viên cần đảm bảo đúng nội dung được quy định trong quyết định thanh tra lao động.
Theo Công ước số 81, thanh tra viên lao động được giao cho một số quyền như: Quyền được tự do đến nơi làm việc và tự do thực hiện công tác thanh tra bất cứ lúc nào, ngày hay đêm mà không phải báo trước (điểm a khoản 1 Điều 12).
BLLĐ năm 2019 đã quy định theo hướng phù hợp với Công ước số 81 của ILO, “Khi thanh tra đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc thì không cần báo trước”.
Quy định này nhằm đảm bảo tính đặc thù của thanh tra lao động để phòng ngừa và bảo vệ khỏi sự xâm hại của người sử dụng lao động với người lao động tại nơi làm việc, bảo đảm phòng chống và xóa bỏ cưỡng bức lao động, đồng thời tăng cường, nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, đảm bảo tuân thủ pháp luật trên thực tiễn và phù hợp với Công ước số 81.
Có thể thấy, việc bổ sung quy định về thanh tra đột xuất trong BLLĐ năm 2019 là phù hợp và tương thích với pháp luật về thanh tra được quy định trong Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản pháp luật hướng dẫn. Theo đó, thanh tra lao động có quyền thanh tra đột xuất không cần báo trước theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc.
Quy định này thể hiện sự cụ thể hóa hơn so với quy định của Luật Thanh tra góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, giúp thanh tra lao động phát hiện và xử lý kịp thời sai phạm của người sử dụng lao động.
Thực tiễn cho thấy, khi phát hiện những trường hợp khẩn cấp xâm phạm đến người lao động, mà thanh tra lao động phải thông báo trước cho doanh nghiệp, tuân theo thủ tục, quy trình phức tạp mới có quyền thanh tra thì quyền lợi của người lao động có thể đã bị xâm phạm, doanh nghiệp có thể nhanh chóng che giấu hành vi sai phạm và thanh tra không thể bảo vệ người lao động theo đúng chức trách, nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, để xác định như thế nào là “có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc” thì chưa có quy định cụ thể. Do đó, cần phải có văn bản quy phạm quy định cụ thể tính chất, mức độ như thế nào để làm căn cứ ban hành quyết định thanh tra đột xuất, hạn chế tình trạng cơ quan thanh tra lạm quyền vào thanh tra đột xuất tại doanh nghiệp mà không báo trước, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động./.