Quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở nhằm thể hiện sự ghi nhận của Nhà nước về khung pháp lý cho sự ra đời hợp pháp của tổ chức này. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Đối với công đoàn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam được thành lập ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì việc thành lập, giải thể, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì được thực hiện theo quy định của Luật công đoàn và Điều lệ công đoàn khóa XII.
Bộ luật lao động năm 2019 chỉ quy định tổ chức, hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
- Đăng ký thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp
Được quy định Điều 172 Bộ luật Lao động năm 2019. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.
Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ, tự nguyện, tự quản, dân chủ, minh bạch. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bị thu hồi đăng ký trong các trường hợp:
- Vi phạm về tôn chỉ, mục đích.
- Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc doanh nghiệp giải thể, phá sản.
Đối với hồ sơ, trình tự và thủ tục đăng ký, thẩm quyền, thủ tục cấp đăng ký, thu hồi đăng ký, quản lý, quản lý Nhà nước đối với vấn đề tài chính, tài sản của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, quyền liên kết của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp do Chính phủ quy định.
Theo Công ước số 87, người lao động có thể đăng ký thành lập tổ chức đại diện với Nhà nước theo các điều kiện, trình tự và thủ tục hợp lý, công khai và minh bạch, có quyền thành lập tổ chức đại diện mà không phải xin phép trước.
Tuy nhiện, ranh giới giữa các quy định về điều kiện, thủ tục đăng ký tổ chức đại diện (được phép theo quy định của Công ước số 87) với các quy định có bản chất là sự xin phép trước để thành lập tổ chức đại diện (trái với yêu cầu của Công ước số 87) là rất “mong manh”.
Đồng thời, Công ước số 87 quy định: “mọi tổ chức đại diện cho người lao động đều phải được đối xử bình đẳng bởi một khung pháp lý thống nhất”. Như vậy, điều kiện thành lập đối với tổ chức đai diện cho người lao động tại doanh nghiệp và điều kiện thành lập công đoàn cơ sở phải đảm bảo không có sự phân biệt đối xử.
- Quy định về thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp
Được quy định tại Điều 173 Luật lao động năm 2019. Theo Điều 3 Công ước số 87, tổ chức của người lao động đươc quyền tự do bầu người đại diện (ban lãnh đạo của tổ chức) nhằm bảo đảm đầy đủ quyền từ do liên kết của người lao động.
Để quyền này được công nhận hoàn toàn, các cơ quan nhà nước phải tránh khỏi bất cứ sự can thiệp nào có thể ảnh hưởng, hạn chế việc thực hành quyền này, dù đó là trong việc quyết định các điều kiện về tư cách của những người lãnh đạo hay là việc tiến hành của các cuộc bầu cử.
Nhà nước chỉ có thể có các quy định nhằm đảm bảo việc bầu cử diễn ra một cách khách quan, công bằng trên cơ sở tôn trọng quyền thực chất của đoàn viên.
Các quy định của pháp luật chứa đựng các quy phạm nhằm thúc đẩy các nguyên tắc dân chủ trong nội bộ tổ chức công đoàn nhằm bảo đảm trình tự, bầu cử được tiến hành theo cách thức thông thường và với sự tôn trọng thực chất các quyền của đoàn viên để tránh bất cứ tranh chấp nào về kết quả bầu cử, không bị coi là vi phạm các nguyên tắc về tự do lập hội.
Những quy định của pháp luật về bầu cử định kỳ tương ứng với thời hạn tối đa cảu nhiệm kỳ công đoàn, những quy định về nguyên tắc bầu cử phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín lầ không trái với nguyên tắc về quyền tự do bầu đại diện của người lao động theo Công ước số 87.
Đối chiếu với các quy định của Công ước số 87, Điều 173 Bộ luật lao động năm 2019 quy định ban lãnh đạo do thành viên của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp bầu.
Thành viên ban lãnh đạo là người lao động Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích do phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của Bộ luật hình sự.
Tại thời điểm đăng ký, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có số lượng tối thiểu thành viên là người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, Bộ luật lao động đưa ra hướng tiếp cận có tính chất nguyên tắc, các định những tiêu chí cơ bản nhất đối với thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện đối với người lao động tại doanh nghiệp. Trong đó, xác định đối tượng thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động ở doanh nghiệp chỉ có thể là công đân Việt Nam.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người không quốc tịch không thể trở thành thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện cho người lao động ở doanh nghiệp. Việc quy định số thành viên tối thiểu tại thời điểm đăng ký không trái với tinh thần Công ước số 87. Đây được xem như một thử thách đối với các tổ chức đại diện cho người lao động nhằm thu hút đoàn viên.
- Điều lệ tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp
Quy định tại Điều 174 Bộ luật lao động năm 2019. Trước khi có Bộ luật lao động năm 2019, do chỉ có một tổ chức công đoàn duy nhất là Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, pháp luật không có các quy định về đăng ký công đoàn, nên cũng không có nhiều các quy định cụ thể, chi tiết về điều lệ và nguyên tắc tổ chức hoạt động công đoàn.
Khoản 8 Điều 4, Điều 6 Luật quy định: “Điều lệ công đoàn Việt Nam là văn bản do Đại hội Công đoàn Việt Nam thông qua, quy định về tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của công đoàn, quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn các cấp, quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn”.
Công đoàn tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.
Do vậy, Bộ luật lao động năm 2019 quy định những nội dung cần thiết có trong điều lệ của tổ chức đại diện cho người lao động ở doanh nghiệp là không trái với quy định của Công ước số 87 về quyền tự do của công đoàn trong việc ban hành điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ tổ chức, biểu tượng (nếu có).
- Tôn chỉ, mục đích và phạm vi hoạt động là bảo về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên tổ chức mình trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
- Điều kiện, thủ tục gia nhập và ra khỏi tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Trong một tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không đồng thời có thành viên là người lao động thông thường và thành viên là người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến điều kiện lao động, tuyển dụng lao động, kỷ luật lao động, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác.
- Cơ cấu tổ chức, nhiệm kỳ, người đại diện của tổ chức.
- Nguyên tắc tổ chức, hoạt động.
- Thể thức thông qua quyết định của tổ chức.
- Phí thành viên, nguồn tài sản, tài sản chính và việc quản lý sử dụng tài sản, tài chính của tổ chức.
- Kiến nghị và giải quyết kiến nghị của thành viên trong nội bộ tổ chức./.