Tuvandoanhnghiep.com.vn - Thay đổi giấy phép kinh doanh

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là nội dung mới được quy định trong BLLĐ năm 2012 và tiếp tục được kế thừa, phát triển trong BLLĐ năm 2019. Trước hết, điều luật mô tả hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào với người khác tại nơi làm việc mà trái với ý chí của họ.

Tuy nhiên, đây là quy định thiếu sự định lượng mà mới chỉ ở mức độ định tính, trong khi biểu hiện của hành vi quấy rối tình dục là rất đa dạng và phức tạp. Do đó hành vi quấy rối tình dục cần được mô tả cụ thể trong các văn bản nội bộ của doanh nghiệp (chẳng hạn: nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể) trên cơ sở tham chiếu đến các tài liệu, quy định liên quan’ (xem thêm bình luận Điều 118).

Theo điều luật, thuật ngữ “nơi làm việc” không chỉ bao hàm những địa điểm cụ thể nơi thực hiện công việc tại doanh nghiệp, mà còn là những địa điểm hay những việc có liên quan tới công việc. Do đó, nơi làm việc ở đây có thể còn bao gồm cả những địa điểm có liên quan đến công việc như: địa điểm do được cử đi công tác, đến làm việc, hội thảo, tập huấn… theo yêu cầu của người sử dụng lao động; hoặc, các hoạt động liên quan đến công việc như tiệc chiêu đãi, giao tiếp được doanh nghiệp tổ chứcl trao đổi trên điện thoại liên quan đến công việc, thư điện tử…

Người có hành vi quấy rối tình dục, tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính, bị kỷ luật lao động sa thải hoặc chịu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ vào khoản 9 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019: Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

  1. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Khoản 1 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, quy định về quấy rối tình dục như sau:

“Quấy rối tình dục có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.”

  1. Những hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Khoản 2 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi quấy rồi tình bao gồm:

  • Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
  • Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
  • Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.

Khoản 9 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định về nơi làm việc như sau:

Nơi làm việc là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như:

  • Các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyển đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại.
  • Các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định.

Như vậy, việc định nghĩa rõ ràng về quấy rối tình dục tại nơi làm việc như trên để dễ dàng áp dụng chế tài khi có hành vi vi phạm xảy ra, qua đó đảm bảo tốt nhất danh dự, nhân phẩm của người lao động./.

Đánh giá bài viết

096 567 9698