Tuvandoanhnghiep.com.vn - Thay đổi giấy phép kinh doanh

Kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định của pháp luật

Ngành nghề kinh doanh vận tải bằng ô tô là một trong số những ngành nghề có điều kiện, để được hoạt động kinh doanh doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh vận tải theo đúng quy định của pháp luật.

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định:

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Hoạt động được coi là kinh doanh vận tải ô tô phải có đầy đủ các yếu tố:

  • Thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như: trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe, quyết định giá cước vận tải.
  • Đối tượng vận chuyển là hành khách, hàng hoá.
  • Hoạt động nhằm mục đích là sinh lời.
  1. Hình thức kinh doanh vận tải ô tô

Theo quy định tải Khoản 3 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì các hình thức bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định.
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hơp đồng, không theo tuyến cố định (thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử).
  • Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.
  • Vận tải trung chuyển hành khách.
  1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô

Quy định tại Điều 79 Nghị định 01/202/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký kinh doanh:

  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:

  • Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (giấy phép kinh doanh).
  1. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải
  1. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
  • Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.
  • Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
  1. Đối với hộ kinh doanh
  • Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  1. Nơi nộp hồ sơ
  • Nộp tại Sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP).
  1. Thời gian giải quyết
  • Thời hạn trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
  • Trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấ phép thông báo cho đơn vị trong 3 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
  1. Mức phạt với trường hợp không có giấy phép kinh doanh vận tải

Theo Khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP hành vi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có giấy phép kinh doanh vận tải sẽ bị phạt tiền:

  • Từ 7 – 10 triệu đồng đối với cá nhân.
  • Từ 14 – 20 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.

Như vậy, nếu cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải mà không có giấy phép thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật./.

5/5 - (1 vote)

096 567 9698