Chế độ thai sản là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội rất được quan tâm, bởi lẽ sinh con là nghĩa vụ cao cả của người mẹ, hầu hết các lao động nữ cũng sẽ ít nhất một lần được hưởng khi tham gia bảo hiểm.
Đặc biệt ở chế độ này, người lao động nữ sẽ được hỗ trợ tuyệt đối, do đó nắm bắt rõ chế độ thai sản sẽ tránh được những thiệt thòi cho bản thân khi mang thai.
- Đối tượng được hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2015, 2018, 2019 thì đối tượng được hưởng chế độ thai sản bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng kể cả hợp đòng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo quy định của pháp luật về lao động.
Hiên nay Luật lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 đã bỏ loại hợp đồng theo mùa vụ, chỉ còn 2 loại hợp đồng là hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng xác định thời hạn.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng lương.
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Đối tượng được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật không chỉ là người lao động nữ mang thai mà còn bao gồm nhiều đối tượng khác được quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi, bổ sung năm 2015, 2018, 2019 bao gồm:
- Lao động nữ mang thai.
- Lao động nữ sinh con.
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
- Người lao động nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi.
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
- Người lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Nhưng không phải cứ đóng và tham gia bảo hiểm xã hội là đương nhiên được hưởng chế độ thai sản mà người lao động phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Người lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi (theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2015, 2018, 2019).
- Đối với lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con (Khoản 3 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2015, 2018, 2019).
Người lao động khi đáp ứng đủ hai điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản (căn cứ theo điều 34, 36, 38 và khoản 1 điều 39 của luật bảo hiểm xã hội năm 2014 sửa đổi bổ sung năm 2015, 2018, 2019).
- Thời gian và mức hưởng
Theo quy định tại Điều 32, Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2015, 2018, 2019 thì việc khám thai được thực hiện như sau:
- Trong thời gian mang thai, người lao động được nghỉ để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày trừ trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai hộ có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày Lễ, ngày Tết, nghỉ hàng tuần.
- Sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
Theo quy định tại Điều 33, Điểm a, Điểm c Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2015, 2018, 2019 vấn đề này được thực hiện như sau:
Khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa (tính cả ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần) được quy định:
- 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi.
- 20 ngày nếu thai dưới 05 tuần đến dưới 13 tuần tuổi.
- 40 ngày nếu thai dưới 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Mức hưởng chế độ
- Trường hợp đã đóng BHXH đủ 6 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ
Mức hưởng 1 ngày = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ/ 30 ngày
- Trường hợp thời điểm nghỉ hưởng chế độ khi chưa đóng BHXH đủ 6 tháng
Mức hưởng 1 ngày = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH/ 30 ngày
- Chế độ khi sinh con
Theo quy định tại Điều 34, 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2015,2018, 2019: Phải đóng đủ từ 6 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp đã đong đử từ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng đủ 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Thời gian hưởng chế độ
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng.
- Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 2 tháng tuổi chết thì mẹ được việc 4 tháng tính từ ngày sinh con, nếu con dưới 2 tháng tuổi trở lên bị chế thì mẹ được nghỉ việc 2 tháng tính từ ngày con chết, nhưng tổng thời gian trước và sau khi sinh không quá thời gian tối đa được quy định ở trên.
- Mức hưởng chế độ
Mức hưởng 1 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Trợ cấp một lần khi sinh con
- Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được hưởng trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con. Hiện nay mức lương cơ sở là 1.490.000 VNĐ
- Đối với lao động nữ thực hiện các biện pháp tránh thai
Theo quy định tại Điều 37 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2015, 2018, 2019, khi thực hiện các biện pháp tránh thai người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian tối đa được quy định như sau:
-
- 7 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai.
- 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Thời gian hưởng chế độ thai sản này tính cả ngày nghỉ Lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần.
Mức hưởng = (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc/ 30 ngày) x 100% x số ngày nghỉ./.